Liều thuốc cho nỗi lo con nghiện điện thoại
Nỗi lo của các bậc phụ huynh và các nhà giáo dục về “mối nguy” nghiện điện thoại đã dai dẳng gần 2 thập kỷ. Năm 2007, chiếc iPhone đầu tiên ra đời, đánh dấu một cuộc cách mạng về công nghệ trên toàn thế giới. Làn sóng điện thoại đổ bộ đến Việt Nam muộn hơn tầm 10 năm nhưng giờ đây, hầu như đứa trẻ nào cũng có một chiếc điện thoại thông minh sẵn trên tay.
5 giờ chiều tan học, cổng trường mở ra, không gian xung quanh vốn đang yên ắng lại vỡ òa bởi tiếng học sinh náo nhiệt ra về. Những buổi chiều ấy chỉ còn là cảnh tượng của nhiều năm về trước vì trẻ con thời nay không tan trường như thế nữa. Chuông reng, các em học sinh đều cắm cúi vào điện thoại, kiểm tra thông báo mạng xã hội, lướt trang này trang kia, nhắn tin với bạn bè dù chỉ đứng cách nhau vài bước chân.
Học sinh dùng điện thoại hầu như mọi lúc (Hình minh họa)
Phần đông ba mẹ đều “tặc lưỡi” bởi con mình không còn tìm thấy niềm vui tuổi thơ từ nhảy dây, bắn bi hay khám phá thiên nhiên nữa. Thế giới của con dường như chỉ gói gọn trong một màn hình cảm ứng.
Gần một nửa trẻ dậy thì ở nước Anh cảm thấy rằng các em đang bị nghiện điện thoại, nghiện mạng xã hội (theo theguardian.com). Việc người trẻ không điều khiển được hành vi của bản thân đã dấy lên các lo ngại đáng báo động. Ngoài mạng xã hội – với đủ hình thức từ Facebook, Instagram, Tiktok đến Threads – còn nhiều cám dỗ khác trên những diễn đàn khép kín Discord, Telegram, các trò chơi điện tử,… mà ba mẹ không thể nào quản lý hết.
Con nghiện điện thoại, cấm cản có phải là giải pháp?
Một bài báo khá thú vị từ Parents.com đã kể lại lời tâm sự của một học sinh vừa tròn 18 tuổi. Cậu bé chia sẻ rằng cuộc sống của mình luôn xoay quanh chiếc điện thoại. Cậu không biết thế giới “trước khi có điện thoại” như thế nào. Ba mẹ phạt cậu bằng cách tịch thu điện thoại nhưng cậu chỉ ngủ được sau khi dùng điện thoại.
Ba mẹ của học sinh này, và chắc hẳn là nhiều phụ huynh Việt Nam khác, đều có một cảm giác bất lực giống nhau bởi cấm con dùng điện thoại thôi thì chưa đủ, nhất là đối với một thế hệ lớn lên cùng công nghệ. Tịch thu, cãi vã hay cấm cản chỉ làm khoảng cách tình thương giữa con và ba mẹ ngày càng lớn – trong giai đoạn vô cùng nhạy cảm: tuổi dậy thì.
Nhiều phụ huynh cân nhắc chọn giáo dục nội trú từ sớm
Trong khi giới trẻ đối mặt với cám dỗ nghiện điện thoại, người lớn bận rộn và không có đủ thời gian bên cạnh con, nhiều gia đình Việt Nam đang cân nhắc nội trú như một mô hình giáo dục toàn diện – nơi các em học sinh được chăm sóc 24/7 với các nguồn lực được đầu tư đúng cách.
Bất chấp vẫn còn nhiều ý kiến chưa cởi mở về mô hình này, nguyên nhân đến từ cách vận hành ở các trường học truyền thống – tập trung vào kiểm soát và cấm đoán, phụ huynh Việt Nam dần bị thuyết phục bởi những lợi ích dài lâu mà nội trú mang đến cho học sinh.
Trưởng thành từ môi trường nội trú, trẻ có được lợi thế gì?
“Giáo dục nội trú nên là cánh tay nối dài của cả hành trình giáo dục con trẻ” – Thầy Michael Deveney, Giám đốc Giáo dục Hệ thống trường EMASI cho biết. Giáo dục nội trú kết hợp mô hình giáo dục tại trường và giáo dục tại nhà, nơi các nhà giáo vừa là thầy cô vừa là ba mẹ, đồng hành giúp đỡ học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất cá nhân tốt đẹp, từ nhân cách, kiến thức, kỹ năng mềm đến khả năng thích ứng linh hoạt.
Nội trú cho phép nhà trường tận dụng tối đa quỹ thời gian của một ngày dành riêng cho học sinh. Việc học không dừng lại lúc 5 giờ chiều, mà còn tiếp tục sau đó với các hoạt động gắn kết và các chủ đề sinh hoạt buổi tối, cho đến khi các em đi ngủ.
Mỗi một ngày trôi qua là một cơ hội khám phá những điều mới mẻ bằng lịch trình sinh hoạt được lên kế hoạch cẩn thận và được tính toán chu toàn bởi các chuyên gia giáo dục. Chương trình nội trú được xây dựng để thúc đẩy trẻ em “rời bỏ” màn hình cảm ứng, không còn nghiện điện thoại mà chuyển sự yêu thích của mình sang các hoạt động lành mạnh: vận động thể thao, học cách chơi một nhạc cụ mới, rèn luyện tư chất lãnh đạo qua hoạt động tập thể hay cải thiện khả năng giao tiếp khi tham gia câu lạc bộ.
Thay vì bấm điện thoại, học sinh nội trú trường EMASI Plus luôn trò chuyện và cùng nhau đi bộ đến trường mỗi sáng, theo thầy Lê Bá Ngọc – Phó Hiệu trưởng Nội trú Trường EMASI Plus.
Học sinh EMASI Plus cùng nhau đi bộ đến trường
Một chương trình nội trú thành công sẽ giúp học sinh có đủ nhận thức, động lực và kỹ năng vượt lên cám dỗ nghiện điện thoại, rèn luyện tính kỷ luật, sự tự lập cần thiết cho cuộc sống thực tế. Nếu thực sự phù hợp, trưởng thành từ môi trường nội trú thậm chí còn giúp khai phá nhiều năng khiếu đặc biệt, giúp các em trở thành những cá nhân xuất chúng. Nhà văn Victor Hugo, Giáo sư Ngô Bảo Châu hay Thiên tài toán học người Pháp Evariste Galois đều bước ra từ các ngôi trường nội trú.
Một điểm cộng nữa của mô hình nội trú chính là cơ hội “kết nối lại” cho ba mẹ và con cái. Những buổi sum họp cuối tuần hay cuối tháng sẽ ý nghĩa hơn vì cả gia đình đều quý trọng giây phút bên nhau sau thời gian dài con học tập tại trường.
——————————-
Thay vì một mình đương đầu với sự biến chuyển chóng mặt của thế giới công nghệ hay căng thẳng “đấu tranh” với con về việc sử dụng điện thoại, đã đến lúc ba mẹ nhận được sự hỗ trợ của những giải pháp giáo dục phù hợp hơn – trong đó có mô hình giáo dục nội trú.
Khuôn viên hoành tráng tại Trường Nội trú Song ngữ Quốc tế EMASI Plus – Long An
EMASI Plus thuộc Hệ thống Trường EMASI, là Trường Nội trú Song ngữ Quốc tế lớn nhất miền Nam, tọa lạc tại Khu đô thị Waterpoint, Bến Lức, Long An. Với sự đầu tư chỉn chu của chương trình giáo dục Cambridge, đội ngũ cố vấn và giáo viên kinh nghiệm cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, EMASI Plus sẽ là lựa chọn lý tưởng cho các gia đình trên toàn Việt Nam mong muốn gửi gắm con tới các trường nội trú chất lượng.
Tìm hiểu thêm về trường tại emasiplus.edu.vn và hotline 028 4455 8585 để nhận ưu đãi nội trú đến 30% học phí (áp dụng trong tháng 10/2024).
Chia sẻ: