Giáo Dục Thế Kỷ 21 – Phần 2: Cẩm Nang Về Giáo Dục Thế Kỷ 21

Các ba mẹ có tự hỏi: Khi công nghệ phát triển thần tốc và xã hội thay đổi không ngừng như hiện nay, trường lớp, giáo viên, các môn học cùng học cụ và chính bản thân con sẽ như thế nào? Liệu có giống như ba mẹ học khi xưa không?
Hoàn toàn mới mẻ và thật sự khác biệt! Đó chính là một trong số nhiều chia sẻ của Quý phụ huynh hiện nay khi cảm thấy quá bất ngờ trước nền giáo dục thế kỷ 21 mà con em mình đang tham gia.
Trong bối cảnh giáo dục đang thực hiện nhiều cải cách, đổi mới, trường Song ngữ Quốc Tế EMASI sẽ tổng hợp những kiến thức hữu ích nhất về giáo dục thế kỷ 21 để các ba mẹ chuẩn bị cho bản thân thích nghi, theo kịp thời đại, từ đó, nuôi dạy con hiệu quả trong bối cảnh xã hội thay đổi không ngừng như hiện nay, nhất là khi các con thường thuộc về thế hệ Z (những người sinh từ 1996 trở về sau).
Bài chia sẻ gồm 3 phần:

PHẦN 3: TRƯỜNG HỌC THẾ KỶ 21

Nếu ở “Phần 1: Thế kỷ 21 và các khái niệm thế hệ” các ba mẹ đã hiểu được sự khác biệt giữa các thế hệ cùng tồn tại trong xã hội công nghệ hiện nay, thì hôm nay, EMASI xin chia sẻ cùng các ba mẹ “Phần 2: Cẩm nang về Giáo dục thế kỷ 21” để hiểu thêm về nền giáo dục mà các con đang học tập hiện nay như thế nào, làm sao để thích nghi và thành công.

Trong thế kỷ 21, với sự trợ lực của công nghệ, nền kinh tế tiến đến cuộc cách mạng 4.0 và đặt ra thách thức ngành giáo dục phải thay đổi cách dạy học phù hợp, từ đó, tạo nên những thế hệ học sinh thành thạo công nghệ, giỏi kiến thức, vững kỹ năng để sẵn sàng cho vô số công việc hoàn toàn mới trong thế kỷ 21.
Các đặc điểm của giáo dục thời kỳ trước không còn phù hợp với thế kỷ 21:
  • Các môn học ở trường có xu hướng được dạy tách biệt với nhau, trong khi các thách thức xã hội và tính chất công việc ngày càng yêu cầu kiến thức đa ngành.
  • Học sinh – đặc biệt là ở trường trung học cơ sở – thường học tập theo hướng cá nhân và cạnh tranh với nhau, trong khi các công ty/tập đoàn hiện đại cần những cá nhân có kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện và kỹ năng giao tiếp tốt cho những dự án lớn của họ.
  • Nếu đội ngũ sư phạm chỉ tiếp tục cung cấp, truyền dạy thông tin tri thức khoa học đơn thuần lý thuyết và theo hướng một chiều (từ giáo viên đến học sinh) như trước thì trong hiện tại và tương lai gần thôi, người máy và các thiết bị thông minh sẽ làm tốt hơn các nhà giáo.
  • Các chương trình giảng dạy ở trường đa phần tạo nên sự thụ động ở học sinh và thiếu hụt việc áp dụng công nghệ, trong khi, nhà tuyển dụng hiện nay cần những ứng viên có tư duy sáng tạo, khả năng kiến tạo giải pháp khác biệt và biết ứng dụng công nghệ vào công việc.
  • Các quy trình đánh giá – đặc biệt là ở trường trung học cơ sở – có xu hướng chỉ cung cấp thông tin về thành tích môn học, trong khi nhà tuyển dụng lại yêu cầu những kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21, như: làm việc theo nhóm, thành thạo công nghệ, giao tiếp hiệu quả, linh hoạt giải quyết vấn đề, chủ động học hỏi nhanh trong công việc.
  • Cơ sở vật chất trường học đã dần dần được tích hợp công nghệ mới nhưng chưa đạt được hiệu quả sử dụng tối đa vì 3 lý do: thứ nhất, người dùng chưa thành thạo/chưa dùng thường xuyên trong các giờ học; thứ hai, chưa cập nhật phương pháp giảng dạy tiên tiến kết hợp công nghệ; thứ ba, chương trình học chưa được thiết kế hợp lý để linh hoạt sử dụng công nghệ trong bài giảng.
Các giá trị khác biệt của Giáo dục thế kỷ 21 nhờ công nghệ thông minh và internet:
  • Học sinh với nhu cầu học hỏi và phát triển của mình đã trở thành trung tâm của trường lớp; còn thầy cô, nhà trường và phụ huynh trở thành cộng sự giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, xây dựng phẩm chất con người, học hỏi kiến thức vô hạn.
  • Học sinh sử dụng công nghệ thường xuyên, thông minh như một học cụ quyền năng
  • Học sinh dễ dàng học tập ở trường/ở nhà và có được sự công nhận kiến thức đa lĩnh vực ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, điển hình là các khóa học online uy tín của Coursera, Udemy, Khan Academy, Skillshare, Harvard Extension, Stanford Online, Open Yale Courses, UC Berkeley Class Central..)
  • Học sinh sớm tiếp cận, hội nhập nhiều mạng lưới cộng đồng quốc tế trong nhiều lĩnh vực chỉ cần thông qua hệ thống mạng xã hội (facebook, youtube, instagram, linkedin…) và ứng dụng tin nhắn nhanh (facebook messenger, viber, snapchat, whatsapp…)
  • Học sinh linh hoạt thay đổi công việc sau này sao cho phù hợp sở thích và sở trường
  • Học sinh có sự hỗ trợ từ nhiều nguồn thông tin, từ nhiều cá nhân/nhóm người
  • Học sinh ngày nay, đa phần là thế hệ Z sẽ tự chủ sớm, độc lập với cá tính riêng, thích đổi mới, có khả năng thực hiện đa nhiệm với kiến thức liên ngành và các kỹ năng, phẩm chất quan trọng.
Giáo dục Thế kỷ 21 ở Việt Nam trong tương lai sẽ có những đổi mới, khác biệt sau:
1. Về Chương Trình Giảng Dạy:
  • Ưu tiên chiều sâu không phải bề rộng của việc học: Bề rộng liên quan đến phạm vi hoặc số lượng nội dung được đề cập trong chương trình giảng dạy. Độ sâu liên quan đến sự phát triển của những hiểu biết sâu sắc về các khái niệm và nguyên tắc chính và khả năng áp dụng những hiểu biết này trong bối cảnh cụ thể. Lý tưởng nhất, một chương trình giảng dạy sẽ thúc đẩy cả học tập rộng và sâu.
  • Thúc đẩy giải quyết vấn đề liên ngành theo nhóm: Để chuẩn bị cho cuộc sống và công việc tương lai, chương trình giảng dạy của trường cần tập trung nhiều hơn vào các giờ học thiên về thực hiện các nhiệm vụ nhóm cho các dự án nhằm giải quyết các vấn đề thực tế và phức tạp trong nhiều lĩnh vực xã hội/cộng đồng/kinh tế/chính trị…Học sinh làm việc trên các dự án như vậy có thể được đánh giá và báo cáo cùng với kết quả môn học của các em, nhờ đó, cung cấp bằng chứng thực tế về các kỹ năng, phẩm chất mà các em tích lũy cho việc xét tuyển Đại học hoặc tuyển dụng sau này.
  • Tích hợp công nghệ tiên tiến trên thế giới và tăng cường tiếng Anh trong mô hình một lớp học nhỏ (tối đa là 24 học sinh/lớp): Một số công nghệ mới và phổ biến trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống và thị trường lao động quốc tế nên dần được cập nhật cho học sinh trong chương trình giảng dạy như: công nghệ in 3D, công nghệ thực tế ảo/tương tác ảo, robot tự động…để các em sớm làm quen với những công nghệ mà các em sẽ phải thành thạo khi học tập ở Đại học hoặc làm việc sau này. Tiếng Anh chuyên nghiệp trong giao tiếp, trình bày, học tập-nghiên cứu và làm việc là “vũ khí” bắt buộc phải trang bị trong thời kỳ quốc tế hóa đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam. Với lớp học sĩ số nhỏ, học sinh mới có cơ hội trực tiếp thực hành nhiều theo cá nhân và theo nhóm trong các dự án ở lớp và cũng thật dễ dàng để thầy cô quan sát, đánh giá sự phát triển của các em.
2. Về kỹ năng, phẩm chất học sinh cần tích lũy:
  • Đọc – viết và tính toán
  • Tự học và làm chủ bản thân
  • Thành thạo công nghệ thông tin và truyền thông, nhất là kỹ năng tìm kiếm, chọn lọc và xử lý thông tin
  • Sáng tạo và tưởng tượng
  • Tư duy nhìn nhận, phân tích, phản biện logic
  • Cộng tác và làm việc đội nhóm
  • Giao tiếp hiệu quả (viết, nói, thuyết trình song ngữ)
  • Giải quyết vấn đề và xử lý tình huống
  • Phẩm chất công dân toàn cầu: tôn trọng kỷ cương và sự cam kết; có trách nhiệm và đạo đức (bình đẳng, chính trực, công bằng); sống tử tế, quan tâm đến lợi ích chung và các vấn đề xã hội, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng; giữ gìn bản sắc văn hoa dân tộc; thấu hiểu thế giới toàn cầu và các giá trị quốc tế
3. Về đội ngũ sư phạm:
Bất kể thời đại nào, không có giáo viên giỏi cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức thì khó có thể có một nền giáo dục có chất lượng. Vì thế, Hội nghị quốc tế về giáo dục lần thứ 45 họp tại Genève (Thụy Sĩ) bàn về giáo dục cho thế kỷ 21 đã nhấn mạnh: “Muốn có một nền giáo dục tốt, cần phải có những giáo viên tốt”.
Thật vậy, điểm khác biệt giữa thầy giáo, cô giáo và các thiết bị công nghệ cao chính là khả năng phát hiện, nuôi dưỡng và phát triển phẩm chất, kỹ năng quan trọng của học sinh. Điều mà chỉ có thấu hiểu tính cách, hoàn cảnh của từng học sinh, các nhà giáo mới đưa ra được những phương pháp giáo dục phù hợp, làm cho học sinh đam mê học tập và phát triển bản thân, biết cách học, có thói quen học tốt và học hiệu quả. Do đó, Giáo dục thế kỷ 21 thúc đẩy người thầy tham gia vào xu thế đổi mới toàn diện:
  • Giáo viên ngoài việc nói hay, truyền đạt kiến thức giỏi còn cần có đủ kiến thức về tâm lý học, giáo dục học để thấu hiểu từng học sinh; có những quan điểm giáo dục tiên tiến kịp thời khích lệ học sinh, dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hoạt động trải nghiệm trên lớp, ngoài nhà trường…
  • Giáo viên không còn dạy học kiểu áp đặt, khuôn mẫu cứng nhắc mà sẽ là giảng dạy theo phương pháp tiên tiến: xem học sinh là trọng tâm; xem bản thân là người hướng dẫn/cộng sự; chấp nhận mọi mặt mạnh, yếu của từng học sinh; khách quan đánh giá học sinh, không có định kiến cá nhân; cho phép học sinh lựa chọn những hình thức học tập phù hợp để các em tự giác thay đổi bản thân; truyền cảm hứng tự học hỏi và khám phá, tự giải quyết các công việc, nhu cầu của chính các em.
  • Giáo viên không cần phải là người biết hết tất cả hay người cung cấp thông tin cho học sinh vì máy móc, các công cụ tìm kiếm thông minh sẽ thay ta làm việc đó. Giáo viên nên đặt mình trở thành người học giống như học sinh nhưng là người học có khả năng nghĩ xa hơn, linh hoạt hơn, luôn tò mò học hỏi những cách giảng dạy mới cùng những phương pháp mới giúp họ thấu hiểu học sinh và nguyện vọng phát triển của các em hơn, giúp họ biết cách tạo động lực học tập để học sinh tự giác học hỏi mỗi ngày.
Đứng trước nhiều đổi mới của Giáo dục thế kỷ 21 như vậy, nhiều chuyên gia giáo dục, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế khuyến nghị rằng: Trường học Việt Nam ngày nay nên được xây dựng ngay từ ban đầu theo một chương trình giảng dạy tiên phong kết hợp đội ngũ giáo viên chất lượng cao, phương pháp sư phạm (cách dạy nội dung chương trình giảng dạy) tiên tiến và sự liên kết của các quy trình đánh giá với các ưu tiên của chương trình giảng dạy mới HOẶC nhà trường cần có chiến lược đổi mới toàn diện, bài bản những yếu tố này.
Cảm ơn Quý phụ huynh đã dành thời gian tham khảo “Phần 2: Cẩm nang về Giáo dục thế kỷ 21” trong loạt bài 3 phần của chủ đề “Giáo dục thế kỷ 21”. Mời Quý phụ huynh tiếp tục đón đọc phần cuối của loạt bài này với nhan đề “Phần 3: Trường học thế kỷ 21” để hiểu thêm những yếu tố làm nên ngôi trường giúp học sinh thành công trong thế kỷ công nghệ, kỹ thuật số ngày nay nhé.
Chia sẻ:
ĐĂNG KÝ LIÊN HỆ
Cảm ơn Thông tin của Phụ huynh. Nhà trường sẽ liên hệ với Phụ huynh trong thời gian sớm nhất
Macbook Pro
* Intel Core i7 (3.8GHz, 6MB cache)
* Retina Display (2880 x 1880 px)
* NVIDIA GeForce GT 750M (Iris)
* 802.11ac Wi-Fi and Bluetooth 4.0
* Thunderbolt 2 (up to 20Gb/s)
* Faster All-Flash Storage (X1)
* Long Lasting Battery (9 hours)
PGlmcmFtZSB3aWR0aD0iMTAwJSIgaGVpZ2h0PSIxMDAlIiBzcmM9Ii8vd3d3LnlvdXR1YmUuY29tL2VtYmVkL1FCWlFCX2pvSExVP2F1dG9wbGF5PTEiIGZyYW1lYm9yZGVyPSIwIiBhbGxvd2Z1bGxzY3JlZW4+PC9pZnJhbWU+
WELCOME TO EMASI SCHOOLS!
PLEASE SHARE US!
Vel eros amet amet mauris a habitasse scelerisque? Vel urna dis et, placerat phasellus, diam in! Placerat nec facilisis, tortor tristique. Arcu placerat sagittis, velit lorem scelerisque egestas. Lundium et, ultrices, et tempor vel proin est! Lundium sociis ac, ut ultricies ridiculus ultricies pulvinar scelerisque et adipiscing auctor, urna platea non rhoncus magna egestas montes platea sed porta nisi porta, mus integer porta elit.
{social-panel}
PGlmcmFtZSB3aWR0aD0iMTAwJSIgaGVpZ2h0PSIxMDAlIiBzcmM9Imh0dHA6Ly93d3cueW91dHViZS5jb20vZW1iZWQvUUJaUUJfam9ITFUiIGZyYW1lYm9yZGVyPSIwIiBhbGxvd2Z1bGxzY3JlZW4+PC9pZnJhbWU+
ĐĂNG KÝ LIÊN HỆ
Cảm ơn Thông tin của Phụ huynh. Nhà trường sẽ liên hệ với Phụ huynh trong thời gian sớm nhất
ƯU ĐÃI TRƯỚC 30/6
Cảm ơn Thông tin của Phụ huynh. Nhà trường sẽ liên hệ với Phụ huynh trong thời gian sớm nhất
PGlmcmFtZSB3aWR0aD0iMTAwJSIgaGVpZ2h0PSIxMDAlIiBzcmM9Ii8vd3d3LnlvdXR1YmUuY29tL2VtYmVkL1FCWlFCX2pvSExVP2F1dG9wbGF5PTEiIGZyYW1lYm9yZGVyPSIwIiBhbGxvd2Z1bGxzY3JlZW4+PC9pZnJhbWU+
WELCOME TO EMASI SCHOOLS!
>> Tìm Hiểu Thêm <<
>> Tìm Hiểu Thêm <<